Sign In

Đến với miền biên cương, hải đảo

08:00 22/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Với báo chí Vĩnh Phúc, tuyên truyền giữ vững chủ quyền đất nước và giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc là mảng đề tài luôn tạo ra nhiều cảm hứng sáng tạo cho các nhà báo. Những chuyến đi về nguồn, những hải trình đến với chiến sĩ nơi đảo xa hay những lần vượt đèo núi đến những vùng biên cương xa xôi luôn để lại những kỷ niệm khó quên với những người làm báo.

Tuyên truyền giữ vững chủ quyền đất nước là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, báo chí luôn là lực lượng xung kích, có vai trò quan trọng. Mặt trận này cũng là nơi phát huy cao độ năng lực, trí tuệ, lòng đam mê của đội ngũ nhà báo.

Trong rất nhiều những câu chuyện của nhà báo Thanh Vĩnh (Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc) kể về kỷ niệm với biển đảo, biên giới, chúng tôi nhớ nhất là những trải nghiệm của chị về nắng, mưa, giông, sóng, gió giữa trùng khơi, những ngày băng giá trên miền biên giới cực Bắc. Chị chia sẻ: “Mình chỉ ở đó ít ngày mà đã thấy hà khắc, nhưng anh em chiến sĩ sống ở đó quanh năm, coi biển là nhà, biên giới là quê hương, bám đất, bám biển giữ chủ quyền đất nước! Mình cảm phục vô cùng và thấy vài khó khăn trên hành trình của mình là rất nhỏ bé. Thế nên dù mệt, dù say sóng..., mỗi chuyến trở về, hành trang của mình luôn trĩu nặng thông tin để viết, để trải lòng về những gì mình được nghe, được thấy. Sau mỗi chuyến đi, Tổ quốc trong lòng mình thiêng liêng hơn, biển đảo, biên giới thân thuộc hơn, nên đi rồi mà vẫn muốn trở lại.” Có lẽ, đây là lý do để chị đang là người giữ kỷ lục về những chuyến đi biển đảo, biên giới ở Hội Nhà báo Vĩnh Phúc với 3 lần ra Trường Sa, nhà giàn; 4 lần đi thực tế đến các đồn biên phòng  biên giới phía Bắc. Cùng với đó, chị cũng đang giữ kỷ lục là nhà báo có nhiều bài viết về hải đảo, biên giới nhất.

Là nhà báo trẻ, lần đầu tiên được tham gia đoàn phóng viên đi thực tế viết bài về biển đảo, nhà báo Phạm Liên, phóng viên Đài Phát thanh- Truyền hình Vĩnh Phúc vỡ òa những cảm xúc: “Được đi, được cảm nhận vẻ đẹp của biển đảo quê hương, sự vất vả của cán bộ, chiến sĩ, người dân các đảo tiền tiêu phía Tây Nam Tổ quốc, tôi càng thấy yêu quý và trách nhiệm hơn với công việc mình đang làm. Hành trình 6 ngày, 5 đêm với hơn 400 hải lý đến với vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc đã cho tôi đầy ắp những kỷ niệm quý giá, đọng lại trong trái tim những người làm báo một tình yêu sâu sắc với biển đảo quê hương. Nơi ấy đang có những cán bộ, chiến sĩ và bà con bám biển, bám đảo, không ngại khó khăn gìn giữ biển trời quê hương”.

Nhà báo Hoàng Cúc, Báo Vĩnh Phúc chia sẻ về khoảnh khắc thiêng liêng, đáng nhớ nhất của mình trên hành trình đến với biển đảo của Tổ quốc “ Tôi còn nhới như in cái thời khắc...Trong ánh rạng đông vừa hé ngày 28/12/2023, chúng tôi - những người đầu tiên được nhìn thấy hình ảnh nhà giàn - cột mốc chủ quyền Việt Nam thiêng liêng giữ trùng khơi sóng nước đều lặng người, nghèn nghẹn một cảm xúc khó tả. Cái mệt do cơn say sóng vật vã nhiều ngày bỗng đâu tan biến, tất cả đều tỉnh táo hẳn lên, tìm cho mình một tư thế vững nhất, hướng mọi ánh nhìn, ống kính về phía Nhà dàn DK 1/11 (Cụm Tư Chính)...”

Được nhận nhiệm vụ đến và viết bài về biển đảo, biên giới, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền đất nước, các phóng “viên hải đảo, biên cương” đều coi đây là niềm vinh dự, tự hào và cũng mang trọng trách rất lớn. Trong 5 năm gần đây, mỗi năm, Vĩnh Phúc đều có 3-4 nhà báo tham gia các đoàn công tác ra Trường Sa, Nhà dàn và các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Nhân các dịp kỷ niệm của đất nước, quân đội, các cơ quan Đài, Báo, Hội Nhà báo tỉnh thành lập các đoàn nhà báo hoặc cử phóng viên tham gia các đoàn công tác của tỉnh lên các vùng biên giới, đến thăm các di tích lịch sử, những nơi là chiến trường năm xưa để tìm hiểu tư liệu, viết bài tuyên truyền về truyền thống yêu nước cách mạng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến dành độc lập, tự do cho dân tộc.

Tham gia chuyến hành trình về nguồn do Hội Nhà báo tỉnh tổ chức về với vùng đất Điện Biên Anh hùng nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà báo Tuyết Minh (Đài Phát thanh- Truyền hình Vĩnh Phúc) cũng mang trong lòng nhiều cung bậc cảm xúc: “Đây là lần thứ 2 tôi được đến với Điện Biên Phủ. Xúc động và tự hào về sự hi sinh cao cả của thế hệ cha ông để giành giật từng tấc đất nơi địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, bản thân tôi ý thức được sự tri ân sâu sắc nhất là phải không ngừng học tập, lao động và cống hiến để góp sức vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước hôm nay. Đặc biệt, là một người làm báo, tôi thấy mình có trách nhiệm tuyên truyền về truyền thống anh hùng bất khuất của quân và dân ta trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Bằng việc thực hiện các tin, bài, phóng sự trên các phương tiện truyền thông, gợi nhắc về những trang sử hào hùng, về một thời “máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết; khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của Nhân dân ta, đất nước ta đã làm nên những chiến thắng vĩ đại để có một Việt Nam với tiềm lực, vị thế trên trường quốc tế như ngày nay..”.

Người đi, tin về theo cánh sóng, những nhà báo được giao trọng trách thiêng liêng, cao cả, đều thực hiện nhiệm vụ của mình rất tâm huyết và trách nhiệm. Những cơn say sóng, say xe, hay những bước chân tê cứng, nhức nhối vì giá lạnh miền biên ải gần như không làm nhụt bước chân các nhà báo mà chỉ làm tăng thêm nhiệt huyết, tăng thêm chất xúc tác cho các bài báo thêm sinh động.  Nhiều tin, bài thời sự, phóng sự ký sự về xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển, đảo của Tổ quốc, gương sáng chiến sĩ, đơn vị tiêu biểu, con người và vùng đất biên cương, hải đảo của Tổ quốc đã kịp thời được đăng tải trên đài, báo, tạp chí của tỉnh, Trung ương. Có rất nhiều bài viết, phóng sự phát thanh, truyền hình với nguồn tư liệu sống động, phong phú và bút pháp thể hiện tinh tế, làm lay động lòng người đã được đăng tải, mang lại hiệu quả tuyên truyền cao, lan tỏa lòng yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thống Quân đội Nhân dân Vi ệt Nam Anh hùng.. Những tác phẩm báo chí về biển đảo, biên giới, truyền thống yêu nước cách mạng của dân tộc với những bút danh quen thuộc: Thanh Vĩnh, Hoàng Cúc, Như Phong, Quang Nam, Hà Giang, Ngọc Anh, Phạm Liên, Tuyết Minh... đã trở thành thương hiệu trong lòng bạn đọc, khán tính giả trong và ngoài tỉnh.

Mang trong mình sứ mệnh của người làm báo, những bước chân hải đảo biên cương của những người làm báo Vĩnh Phúc sẽ còn bước tiếp, cùng đồng nghiệp cả nước nhân lên tình yêu đất nước, trách nhiệm xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước vững vàng và ngày càng tươi đẹp.

Thanh Bình

Ý kiến

Nghị quyết 18 và yêu cầu kép đối với ngành báo chí: “Gọn” và “Tinh”

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.
Tâm thế của nhà báo 4.0

Tâm thế của nhà báo 4.0

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ với cuộc đại cách mạng 4.0 đang mang đến cho báo chí, truyền thông nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Đón nhận cuộc cách mạng công nghệ 4.0, có nhiều yêu cầu và giải pháp đổi mới truyền thông đặt ra đối với các cơ quan báo chí, các nhà báo. “Rèn luyện đạo đức, kỹ năng làm báo trong thời đại công nghệ 4.0” là rất cần thiết để mỗi nhà báo chuẩn bị tâm thế bước vào thời đại công nghệ 4.0, làm sao để làm chủ công nghệ chứ không bị lệ thuộc vào công nghệ.
Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về dân chủ ở cơ sở tại các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn những thách thức cần sớm được giải quyết.