Sign In

Phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

14:53 19/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về dân chủ ở cơ sở tại các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn những thách thức cần sớm được giải quyết.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về dân chủ theo cách rất dễ hiểu: Dân chủ nghĩa là dân là chủdân làm chủ. Người còn nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Điều 3, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Trong từng thời kỳ cách mạng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng kế thừa, bổ sung và phát triển nhận thức về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; là khâu quan trọng, then chốt trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Kế thừa và phát triển tư tưởng “trọng dân” trong truyền thống lịch sử của dân tộc và bài học “dân là gốc”, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục phát triển, bổ sung nội dung “dân giám sát” và “dân thụ hưởng” vào phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để tạo thuận lợi, có cơ sở chính trị, pháp lý tổ chức thực hiện, mở rộng, tăng cường, phát huy dân chủ, vai trò chủ thể của Nhân dân.

Sự phát triển, hoàn thiện đó có ý nghĩa thiết thực, quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Cùng với báo chí cả nước, báo chí Vĩnh Phúc đã không ngừng đổi mới, phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 cơ quan báo chí của tỉnh (Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH Vĩnh Phúc, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc) và trên 260 nhà báo, phóng viên, biên tập viên được đào tạo cơ bản, có phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ vững vàng, từng bước làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, đa phương tiện; 21 cơ quan báo, tạp chí trung ương, ngành đặt văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú. Cùng với các cơ quan báo chí, trên địa bàn tỉnh có 01 đặc san do Cục báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép; 32 trang thông tin điện tử, 36 bản tin, 9 đài truyền thanh cấp huyện do sở Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động. Hội Nhà báo tỉnh có 264 hội viên sinh hoạt ở 6 chi hội và 02 câu lạc bộ nhà báo. Trong đó, Báo Vĩnh Phúc và Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc là cơ quan truyền thông chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin, phản ánh các hoạt động, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như các vấn đề xã hội quan tâm tại địa phương.

left center right del
Với những thành tích xuất sắc đạt được, năm 2023, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 18 tập thể được  Hội Nhà báo Việt Nam tặng Cờ thi đua         Ảnh: NLBVP

Tuy nhiên, báo chí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số hạn chế trong tuyên truyền chính sách dân chủ cơ sở, như: Chất lượng thông tin có lúc chưa thực sự đầy đủ, toàn diện và phong phú; chưa được truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi với đối tượng người dân ở cơ sở. Một số bài viết còn thiếu thông tin chi tiết, chưa cung cấp đầy đủ các góc nhìn về các chính sách dân chủ tại cơ sở, điều này có thể dẫn đến sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai từ phía người dân về một chính sách cụ thể. Chưa khai thác tối đa các nền tảng truyền thông số, nhất là việc sử dụng các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại để tạo ra các cuộc trao đổi, thảo luận, tọa đàm trực tuyến với các tầng lớp Nhân dân; chuyên mục và các chương trình tuyên truyền về dân chủ cơ sở chưa thực sự hấp dẫn người dân. Điều này khiến cho khả năng tiếp cận và tham gia của người dân vào các vấn đề dân chủ ở cơ sở chưa được phát huy cao.

Để phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể thực hiện các nhóm giải pháp sau:

Một là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà báo: Cần tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo, đặc biệt là về các lĩnh vực chính trị, pháp luật và kỹ năng truyền thông trên các nền tảng số. Nhà báo cần nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để truyền tải một cách chính xác, dễ hiểu cho người dân.

Hai là, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông số: Việc khai thác mạnh mẽ các nền tảng truyền thông số, như các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, sẽ giúp báo chí tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả hơn với các tầng lớp Nhân dân. Đặc biệt, việc tương tác trực tiếp với người dân qua các chương trình truyền hình trực tiếp, livestream hoặc các cuộc thảo luận, tọa đàm, hội thảo trên các nền tảng mạng xã hội có thể giúp nâng cao nhận thức và sự tham gia của người dân vào các vấn đề chính trị, xã hội.

Ba là, tiếp tục xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, chương trình dành riêng cho tuyên truyền chính sách dân chủ ở cơ sở: Các cơ quan báo chí, truyền thông, nhất là Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc, các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố cần dành nhiều thời lượng, dung lượng, diện tích hơn nữa để tập trung các tuyến tin, bài, hình ảnh, phóng sự tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan đến dân chủ ở cơ sở. Cần nghiên cứu để mở và đổi mới, nâng cao chất lượng các chuyên mục như "Dân chủ cơ sở", "Giám sát chính quyền", "Chính sách và người dân",… Qua đó tạo nền tảng cho việc truyền thông sâu rộng các chủ trương, chính sách đến với người dân, góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở, để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp giữa báo chí và cấp ủy, chính quyền các cấp: Cấp ủy và chính quyền các cấp cần cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin về các chính sách, quyết định liên quan đến dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo tinh thần Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa báo chí và cấp ủy, chính quyền sẽ giúp thông tin chính xác được truyền tải đến người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Năm là, khuyến khích và bảo vệ quyền tự do báo chí theo quy định của pháp luật: Các cơ quan nhà nước cần tạo ra môi trường cho báo chí hoạt động, bảo vệ quyền lợi của các nhà báo khi thực hiện nhiệm vụ thông tin về chính sách, phản ánh những vấn đề còn tồn tại trong công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở, từ đó giúp chính quyền điều chỉnh và thực thiện tốt hơn các chính sách ở cơ sở. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng và sự khách quan trong công tác truyền thông chính sách.

Nguyễn Đình Bảng

Ý kiến

Nghị quyết 18 và yêu cầu kép đối với ngành báo chí: “Gọn” và “Tinh”

Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.
Tâm thế của nhà báo 4.0

Tâm thế của nhà báo 4.0

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ với cuộc đại cách mạng 4.0 đang mang đến cho báo chí, truyền thông nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Đón nhận cuộc cách mạng công nghệ 4.0, có nhiều yêu cầu và giải pháp đổi mới truyền thông đặt ra đối với các cơ quan báo chí, các nhà báo. “Rèn luyện đạo đức, kỹ năng làm báo trong thời đại công nghệ 4.0” là rất cần thiết để mỗi nhà báo chuẩn bị tâm thế bước vào thời đại công nghệ 4.0, làm sao để làm chủ công nghệ chứ không bị lệ thuộc vào công nghệ.
Hội viên nhà báo với công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội

Hội viên nhà báo với công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội

Nắm bắt và định hướng dư luận xã hội (DLXH) là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Chú trọng nắm bắt, định hướng DLXH bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”. Với sứ mệnh, nhiệm vụ được giao và những lợi thế vượt trội báo chí, nhà báo có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt và định hướng DLXH.